Chùa Di Đà

Chùa Di Đà Chùa Di Đà Chùa Di Đà Chùa Di Đà Chùa Di Đà Chùa Di Đà
Lộc Tân, Bảo Lâm.
Du lịch: Tôn Giáo

Chùa Di Đà

Chùa Di Đà

Đia chỉ: Lộc Tân, Bảo Lâm, Lâm Đồng, Việt Nam

Maps : Chạm để dẫn đường

Chùa Di Đà  tọa lạc tại thôn 6, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây cách thành phố Bảo Lộc khoảng gần 30km. thuộc buôn Đăng Đừng, xã Đạ Tồn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách TP. Bảo Lộc khoảng 30 km. Chùa được xây dựng từ năm 2005 với diện tích khoảng 13 ha, đây là nơi tu học, hành trì của đạo tràng phật tử người Kinh, Châu Mạ, Tày, K’ Ho…

Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 2005 với diện tích ban đầu lên đến 13ha. Đây là một công trình kiến trúc Phật Giáo độc đáo lớn nhất tại Bảo Lộc, là sự kết hợp từ phong cách Châu Mạ và kiến trúc Tây Nguyên cổ truyền. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi sinh hoạt và tu tập của đạo tràng Phật tử đến từ các dân tộc trong vùng.

Điểm ấn tượng đầu tiên của bất kì du khách nào khi đặt chân tới chùa chính là những đồi chè xanh ngát. Vốn nổi tiếng với nghề trồng chè truyền thống, tại đây các cánh đồng chè bạt ngàn bao la đã phủ xanh toàn bộ khuôn viên chùa Di Đà. Cổng chùa được xây theo lối tam quan với 3 cửa tạo thành từ 4 cột chống màu vàng. Bên trên là mái ngói có màu đỏ gạch được tạo hình như những ngôi nhà Rông Tây Nguyên. Đường lên cổng chùa bạn phải bước lên các bậc đá vàng, dọc hai bên là những ngọn đèn và hang cau thẳng tắp vô cùng đẹp.

Đi sâu vào bên trong một chút, ngay bên trái chúng tớ là một điện thờ nằm giữa hồ lớn có lối đi bộ sang làm tớ liên tưởng tới chùa Một Cột ở Hà Nội. Chùa có sân để xe khá rộng, lối đi lên chánh điện hai bên là tượng hai con voi lớn nằm quay mặt vào nhau trông rất uy nghiêm, voi chính là con vật gần gũi rất và cũng là một trong những nét văn hóa Tây Nguyên đặc sắc.

Chùa có kiến trúc được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rông của Tây Nguyên, Người Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu…

Không chỉ có vậy, các công trình tại đây cũng được trang trí một cách tinh xảo và đầy ý nghĩa. Du khách sẽ thường xuyên bắt gặp các hoạ tiết như chim hạc, cò bay phượng múa, dã gạo thổi kèn hay những hoạ tiết mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nói chung, cũng như văn hoá Tây Nguyên nói riêng. Phía sau chùa là khách đường, trai đường dành cho khách du lịch bảo lộc nghỉ chân khi đi tham quan.

Thác Tam Hợp

Từ chùa Di Đà, bạn có thể men theo con đường phía sau chùa để tham quan thác Tam Hợp. Băng qua những bậc thang lát đá thô sơ, hai cây cầu gỗ bắc ngang con suối nhỏ đến những khu rừng nguyên sinh rậm rạp, bạn sẽ thấy được điểm đến thú vị này. Đúng như cái tên của nó, thác Tam Hợp được tạo thành bởi 3 dòng nước lớn đổ xuống từ độ cao lên đến 70m tạo nên một khung cảnh vô cùng hoành tráng. Xung quanh thác bao phủ bởi rừng cây và những tiếng chim ríu rít tạo nên không gian thiên nhiên vô cùng thoáng đãng và tươi mát.

 

Sign In

Register

Reset Password

Please enter your username or email address, you will receive a link to create a new password via email.